Bệnh đau lưng

Đau Lưng Do Đâu, Dấu Hiệu Gì Và Cách Phòng Trị

Đau Lưng Do Đâu Và Cách Phòng Trị

Mỗi người chúng ta đều có thể đã từng trải qua cảm giác đau nhức ở khu vực lưng dưới ít nhất hai lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đau lưng dưới là bệnh gì, nguyên nhân của việc gây bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả nhất.

Theo thống kê, số lượng người đang mắc chứng bệnh tìm gặp bác sĩ vì chứng đau lưng dưới đang ngày càng tăng theo thời gian.

Các chuyên gia đánh giá cho rằng tình trạng đau lưng dưới chủ yếu thuộc dạng cấp tính trong hầu hết trường hợp. Bên cạnh đó, triệu chứng thường xuất hiện như hệ lụy của một chấn thương vật lý ở khu vực này, được biểu hiện như sau:

  • Căng cơ và dây thắt lưng do chuyển động đột ngột
  • Gắng sức khuân vác quá nặng
  • Ngồi lâu văn phòng hoặc ngồi làm việc lâu

Ngoài ra, đau lưng dưới cấp tính có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau tái phát liên tục trong vòng ba tháng hoặc hơn, bạn có thể đã bị đau lưng dưới mãn tính.

Bạn có biết nguyên nhân gây đau lưng dưới đến từ đâu?

Khác với trường hợp đau cấp tính ở vùng lưng dưới do chấn thương vật lý gây ra, một cơn đau kéo dài quá ba tháng tại vị trí này có khả năng liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đĩa đệm bị rách, nứt hoặc thoái hóa có nguy cơ rời khỏi vị trí ban đầu và chèn vào những dây thần kinh xung quanh, gây ra các cơn đau nhức khó tả. Tình trạng này gọi là thoát vị đĩa đệm và có khả năng phát sinh ở bất kỳ vị trí nào dọc trên thân đốt sống.

Một người nhận chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khi vị trí đĩa đệm thoát vị ở các đốt L4, L5 hoặc S1. Lúc này, cơn đau thường bắt đầu ở vùng lưng dưới và có nguy cơ lan rộng xuống chân nếu tình trạng trên chuyển biến xấu.

Đau thần kinh tọa

Tình trạng đĩa đệm thoát vị chèn lên dây thần kinh nối giữa chân và cột sống sẽ kéo theo chứng đau thần kinh tọa bộc phát. Trong trường hợp này, cường độ đau tương đối cao. Đồng thời, phạm vi ảnh hưởng bởi cơn đau thần kinh tọa có khả năng mở rộng xuống mông hoặc thậm chí là bàn chân.

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu

Khớp cùng chậu chịu trách nhiệm giảm sốc giữa phần thân trên cơ thể với xương chậu. Do đó, bạn có thể cảm thấy đau nhức khó chịu ở vùng lưng dưới nếu bộ phận này bị rối loạn chức năng.

Theo bác sĩ, rối loạn chức năng khớp cùng chậu có xu hướng phổ biến ở phụ nữ trung niên. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết, thai kỳ cũng có thể góp phần dẫn đến vấn đề trên, chẳng hạn như:

  • Kích thích các yếu tố làm giãn dây chằng và khớp giúp mẹ bầu dễ sinh. Tuy nhiên, điều này vô tình ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của khớp cùng chậu.
  • Trong một số trường hợp, nguyên nhân rối loạn chức năng khớp cùng chậu có khả năng xuất phát từ áp lực do trọng lượng của thai nhi đè nặng lên xương chậu.

Hẹp ống sống

Chứng hẹp ống sống đề cập đến tình trạng ống tủy sống bị co thắt, từ đó gây áp lực lên cột sống và dây thần kinh. Bệnh chủ yếu phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên với những triệu chứng đau nhức ở nhiều vị trí như lưng dưới, chân và vai.

Thoái hóa cột sống

Theo thời gian, cột sống sẽ bị mất dần cấu trúc và suy giảm chức năng vốn có. Tình trạng này gọi là thoái hóa cột sống.

Thực tế, thoái hóa cột sống thường chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phạm vi đối tượng dễ mắc bệnh đã nới rộng đáng kể bởi nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:

  • Lối sinh hoạt không lành mạnh
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Sức khỏe tổng thể không tốt

Mặc dù thoái hóa cột sống không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh, nhưng nếu không sớm có biện pháp can thiệp, một loạt biến chứng nguy hiểm có thể bộc phát như:

  • Suy giảm khả năng vận động
  • Mất cảm giác chi
  • Bại liệt

Bên cạnh triệu chứng đau lưng dưới, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau kéo dài dọc theo cột sống. Ngoài ra, cường độ đau sẽ tăng lên nếu ngồi quá lâu hoặc thực hiện một số động tác cúi, xoay người hay nâng vật nặng.

Hội chứng đau cơ xơ hóa

Đôi khi một cơn đau lưng dưới có thể đến từ hội chứng đau cơ xơ hóa. Tình trạng này gây tác động tiêu cực lên các nhóm cơ và mô mềm, đặc biệt ở những vị trí như:

  • Vùng lưng trên và dưới
  • Cổ
  • Hông

Ngoài dấu hiệu đau nhức, người mắc hội chứng đau cơ xơ hóa còn dễ cảm thấy mệt mỏi, đồng thời gặp một số vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cột sống mất đường cong tự nhiên

Vẹo cột sống hay gù lưng đều làm cho cột sống mất độ cong tự nhiên. Tình trạng này có thể gây rách đĩa đệm ở đốt sống L4 và L5, từ đó kéo theo những cơn đau lưng dưới xảy ra. Mặt khác, cột sống cong vẹo bất thường còn ảnh hưởng đáng kể đến tư thế của người bệnh.

Gãy xương vì đè nén

Thông thường, gãy xương vì đè nén phát sinh khi tình trạng loãng xương gây vỡ một phần của cột sống, chủ yếu là phần trước. Vùng lưng dưới là khu vực dễ chịu tác động nhất.

Tình trạng trên có thể kéo theo những cơn đau đột ngột nhưng phần lớn trường hợp, người bệnh sẽ không nhận ra dấu hiệu này. Tuy nhiên, vì bệnh sẽ hạn chế đáng kể khả năng hoạt động của người bệnh nên bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nếu nghi ngờ bản thân đang phải đối mặt với vấn đề gãy xương do đè nén.

Những ai có rủi ro cao bị đau lưng dưới?

Theo nhiều nghiên cứu, đau lưng dưới có xu hướng xảy ra ở những người trong độ tuổi 30 – 50. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những thay đổi của cơ thể do lão hóa, từ đó kéo theo một số vấn đề như:

  • Đĩa đệm bị thoái hóa
  • Vùng lưng dễ bị chấn thương

Đây cũng là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyến khích mọi người nên chú trọng việc tăng cường sức khỏe cơ lưng nếu muốn phòng ngừa triệu chứng đau lưng dưới xảy ra.

Làm thế nào để điều trị đau lưng dưới hiệu quả?

Thực tế, đau nhức ở khu vực lưng dưới không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà trước khi tìm gặp bác sĩ.

Theo nhiều chuyên gia, các phương pháp tự chăm sóc này tương đối hữu ích trong vòng 72 giờ kể từ khi cơn đau xuất hiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá ba ngày mà không có dấu hiệu cải thiện tích cực, bạn nên đến tiếp nhận điều trị y tế càng sớm càng tốt.

Đeo đai lưng để cố định cơ cột sống lưng giảm đau lưng

Điều bất ngờ là khi bạn đeo đai lưng có thể giúp tình trang giảm đau tại vùng cơ dây chằng cột sống lưng, do tác dụng cộng lực của đai lưng sẽ giúp cho các cơ và dây chằng giảm áp lực làm việc với cường độ cao.

Đai lưng sẽ giúp cho cơ và dây chằng thư giản mà vẫn làm cho cột sống lưng vẫn thẳng và giữ đúng vị trí của các đốt sống. Với tác dụng kép của lực đàn hồi và lực căng chéo đai lưng cột sống sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau lưng và phòng ngừa đau lưng của bạn một cách tốt nhất.

Các Bác sĩ khuyến cáo nên đeo đai lưng thường xuyên những lúc làm việc, ngồi lâu hoặc đang lúc bị đau lưng xuất hiện.

Nếu bạn quan tâm về đai lưng, bạn có thể xem chi tiết tại đây: Đai lưng Cột Sống

Khắc phục cảm giác đau nhức ở vùng lưng dưới tại nhà 

Khi cảm thấy đau ở khu vực lưng dưới, điều đầu tiên bạn cần làm là tạm ngưng mọi hoạt động thể chất thường ngày, bao gồm cả tập thể dục. Sau đó, hãy áp dụng phương pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vị trí đau nhức.

Một số bác sĩ cho rằng bạn nên chườm lạnh trong 48 – 72 giờ đầu tiên, sau đó mới chuyển sang chườm ấm.

Ngoài ra, một số người bị đau lưng dưới có thể cảm thấy khó chịu khi nằm ngửa. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên thử:

  • Nằm nghiêng và co chân lại. Bạn cũng có thể chèn thêm một chiếc gối giữa hai chân.
  • Tiếp tục nằm ngửa và kê gối dưới đùi nhằm giảm bớt áp lực tác động lên lưng dưới.

Bài viết liên quan